KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM LÀ GÌ? CÁC GIẢI PHÁP CỦA BỆNH VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

Viêm khớp thái dương hàm là một bệnh khá phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng bệnh gây ra các triệu chứng đau nhức hàm, khó mở miệng, làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

1. Viêm khớp thái dương hàm là gì?

Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa hàm dưới (hàm dưới, hay còn gọi là hàm dưới) và hộp sọ (đầu). Nó cho phép bạn mở và đóng miệng, nhai thức ăn và thực hiện các hoạt động vận động của miệng và hàm. Khớp thái dương hàm có thể gặp vấn đề như đau nhức, rối loạn hoặc điều chỉnh không chính xác, dẫn đến các vấn đề như răng khớp, đau đầu hoặc khó khăn khi ăn
Viêm khớp thái dương hàm (còn gọi là rối loạn khớp thái dương hàm, viêm khớp hàm thái dương) là bệnh lý rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh dẫn đến tình trạng đau có chu kỳ, co thắt cơ, mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ, chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Viêm khớp thái dương hàm là một bệnh khá phổ biến, có thể xảy ra ở tất cả mọi đối tượng. Tuy nhiên, nữ giới dậy thì và mãn kinh có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.

cach tri viem khop thai duong ham tai nha 1

3. Các biểu hiện của viêm khớp thái dương hàm.

Trên thực tế, triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm thường không điển hình và rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của một số bệnh khác như bệnh lý về tai mũi họng, bệnh nội thần kinh. Do đó, rất khó để có thể nhận biết chính xác bệnh.
Viêm khớp thái dương hàm thường tiến triển âm thầm sau nhiều tháng, thậm chí là vài năm thì các triệu chứng của bệnh mới biểu hiện rõ. Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản của viêm khớp thái dương hàm:

• Đau vùng khớp thái dương hàm: Người bệnh xuất hiện các cơn đau ở một hoặc cả hai bên khớp thái dương hàm. Các cơn đau tăng dần mức độ từ nhẹ đến dữ dội, đau tăng khi nhai.

• Đau nhức ở các vùng lân cận: Người bệnh có thể đau trong hoặc xung quanh tai, ù tai. Bên cạnh đó, người bệnh còn có một số biểu hiện như đau đầu, hoa mắt, đau nhức mắt, đôi khi đau còn lan xuống cổ vai gáy.

• Cứng khớp, hạn chế cử động khớp: Viêm khớp thái dương hàm gây ra những hạn chế trong việc cử động khớp. Điều này dẫn đến người bệnh gặp khó khăn hơn trong cử động mở và khép miệng. Trong trường hợp nặng, người bệnh còn không thể há được miệng.

• Xuất hiện tiếng lục cục tại khớp thái dương hàm: Người bệnh sẽ nghe thấy rõ tiếng lục cục khi há miệng và nhai thức ăn.

• Biến dạng khuôn mặt: Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch có thể khiến cơ nhai bị phì đại, mặt người bệnh sưng to và mất cân đối.

• Sốt: Trong một số trường hợp, người bệnh viêm khớp thái dương hàm còn có thể bị sốt, đặc biệt là vào buổi chiều tối.

4. Nguyên nhân gây ra viêm khớp thái dương hàm.

• Chấn thương: Người bệnh có thể bị tai nạn, té ngã khi lao động hoặc chơi thể thao khiến vùng khớp thái dương hàm bị va đập mạnh. Ngoài ra, động tác há miệng quá rộng một cách đột ngột (ví dụ như ngáp) cũng có thể gây chấn thương lệch khớp thái dương hàm.
• Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân này chiếm khoảng 50% trong các trường hợp viêm khớp thái dương hàm. Bệnh viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng đến các khớp vừa và nhỏ trong cơ thể, trong đó có khớp thái dương hàm.
• Thoái hóa khớp: Viêm khớp thái dương hàm do bệnh thoái hoá khớp thường xảy ra ở người cao tuổi, có nhiều khớp xương khác trên cơ thể đã bị thoái hóa.
• Bệnh lý răng hàm mặt: Tật nghiến răng, răng chen chúc, răng khôn mọc kẹt hay ngầm, lệch khớp cắn… cũng có thể dẫn đến viêm khớp thái dương hàm.

dieu tri khop thai duong ham

5. Các cách điều trị viêm thái dương hàm.

Điều trị dùng thuốc chủ yếu để giảm triệu chứng, có thể bao gồm các loại thuốc sau:

• Thuốc giảm đau và kháng viêm
• Thuốc chống trầm cảm ba vòng dùng với liều thấp có thể giúp giảm đau, kiểm soát tật nghiến răng và mất ngủ.
• Thuốc giãn cơ có thể dùng vài ngày hoặc vài tuần giúp giảm đau do các cơn co thắt cơ vùng khớp thái dương hàm.

OIP 2

Trị liệu không dùng thuốc

• Đeo máng nhai: Một khí cụ mềm dẻo đặt giữa hai hàm răng, thường được làm bằng nhựa trong suốt, giúp thư giãn và định vị lại khớp.
• Vật lý trị liệu: Bao gồm các biện pháp massage, chườm ấm, chiếu tia hồng ngoại nhằm tăng tuần hoàn vùng khớp và cải thiện triệu chứng đau. Ngoài ra, các bài tập vận động và phục hồi chức năng hàm dưới đóng vai trò quan trọng ở những bệnh nhân rối loạn khớp thái dương hàm đã điều trị phẫu thuật can thiệp khớp.
• Tư vấn tâm lý: Nhằm loại bỏ các thói quen xấu như nghiến răng, chống cằm, cắn móng tay…

Thủ thuật hoặc phẫu thuật

• Nắn chỉnh khớp thái dương hàm là thủ thuật đưa lồi cầu định vị trở lại trên đĩa khớp trong trường hợp mới bị há miệng hạn chế lần đầu trong thời gian không quá 3 tuần.
• Mài chỉnh hoặc tái tạo khớp cắn bằng phục hình, niềng răng, phẫu thuật chỉnh hình xương, giúp cải thiện tiếp xúc răng và vận động hàm.
• Phẫu thuật nội soi khớp thái dương hàm khi không đáp ứng với điều trị bảo tồn.
• Phẫu thuật thay khớp thái dương hàm là giải pháp cuối cùng khi tất cả các phương pháp điều trị khác đều thất bại.