Mắc cài pha lê
1.Niềng răng mắc cài pha lê là gì?
Niềng răng mắc cài pha lê có nguyên lý hoạt động giống niềng răng truyền thống. Phương pháp niềng này tạo ra lực siết ổn định nhờ dây cung và mắc cài được gắn lên bề mặt răng. Tuy nhiên, điểm khác nhau chính là mắc cài của phương pháp này được sản xuất từ đá pha lê nên có độ trong suốt hoàn hảo và vẻ đẹp thu hút. Nhờ vậy mà màu sắc của khí cụ niềng sẽ tương đồng với màu răng nên khi bạn cười nói, ăn nhai sẽ không bị lộ mắc cài.
2.Phân loại niềng răng mắc cài pha lê
Niềng răng mắc cài pha lê có hai loại phổ biến là niềng răng mắc cài pha lê thường và niềng răng mắc cài pha lê tự buộc. Nếu bạn đang phân vân giữa hai loại niềng răng này thì hãy theo dõi phần dưới đây của nha khoa Parkway:
2.1.Niềng răng mắc cài pha lê thường
Niềng răng mắc cài pha lê thường tương tự niềng răng mắc truyền thống về nguyên lý hoạt động. Mắc cài pha lê được gắn lên bề mặt răng bằng keo nha khoa. Sau đó bác sĩ đi dây cung và sử dụng thêm thun liên hàm để cố định dây cung trong rãnh mắc cài.
Niềng răng mắc cài pha lê có chi phí tương đối tiết kiệm, dễ thực hiện và thời gian điều trị không kéo dài quá lâu nhờ lực kéo mạnh mẽ từ dây cung. Phương pháp này phù hợp để áp dụng cho cả trẻ em và người lớn.
2.2.Niềng răng mắc cài pha lê tự buộc
Niềng răng mắc cài pha lê tự buộc là kỹ thuật niềng hiện đại và tiên tiến hơn niềng răng mắc cài pha lê thường. Phương pháp này không cần dây thun để cố định dây cung mà có chốt tự động giúp dây cung tự trượt trên rãnh mắc cài theo sự thay đổi của răng.
Niềng răng mắc cài pha lê tự buộc sẽ giúp bạn không bị tuột dây thun như phương pháp niềng mắc cài thông thường. Không chỉ vậy, phương pháp này còn giảm lực ma sát nên chúng ta sẽ ít đau nhức hàm hơn. Nhờ lực siết được tác động đều đặn mà thời gian đeo niềng cũng được rút ngắn, bạn sẽ không cần gặp nha sĩ quá thường xuyên để chỉnh lực siết dây cung.
3.Đối tượng nào có thể niềng răng mắc cài pha lê
Niềng răng mắc cài pha lê thích hợp với những trường hợp mắc khiếm khuyết về răng miệng như sau:
• Răng hô: Răng hô là tình trạng phổ biến, đây là khiếm khuyết răng hàm trên chìa ra quá nhiều so với bình thường. Răng hô có tác hại lớn nhất là khiến ngoại hình của chúng ta kém sắc, bên cạnh đó là khả năng ăn nhai cũng bị ảnh hưởng.
• Răng móm: Răng móm có cách gọi khác là khớp cắn ngược. Biểu hiện của tình trạng là cung hàm dưới chìa ra nhiều hơn cung hàm trên. Răng móm khiến gương mặt của chúng ta nhìn như bị gãy, kém thẩm mỹ.
• Răng lệch lạc: Đây là tình trạng các răng trên cung hàm chen chúc lẫn nhau, khấp khểnh, sai vị trí, răng mọc nghiêng hướng ra ngoài hoặc bị lệch vào trong khiến khớp cắn bị sai lệch.
• Răng thưa: Khi răng mọc không sát khít nhau thì sẽ có những kẽ hở. Kẽ hở càng lớn thì răng càng thưa nặng và dễ mắc bệnh lý răng miệng, thẩm mỹ kém.
4.Ưu nhược điểm của niềng răng mắc cài pha lê
4.1. Ưu điểm:
• Đem lại tính thẩm mỹ cao: Do mắc cài của pha lê thường rất giống với màu của răng nên khi sử dụng loại mắc cài này, bạn sẽ không cần lo lắng về vấn đề lộ mắc cài so với khi sử dụng mắc cài kim loại. Bạn có thể tự tin giao tiếp, nói chuyện trước nhiều người mà không phải e ngại. Với những người luôn phải giao tiếp, làm các công việc đối ngoại thì niềng răng bằng mắc cài pha lê là sự lựa chọn rất phù hợp.
• Rất an toàn đối với răng miệng: Chất liệu của mắc cài pha lê thường ít gây ra sự kích ứng và rất an toàn đối với nhiều người. Tuy vậy, để đảm bảo một cách chắc chắn, bạn cần phải đảm bảo mình không bị dị ứng với pha lê hoặc kim loại trước khi thực hiện việc niềng răng.
• Cho hiệu quả chỉnh nha cao: Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên về niềng răng, khi thực hiện niềng răng bằng mắc cài pha lê, những khiếm khuyết ở răng như răng mọc lệch lạc, răng bị hô, móm với mức độ từ trung bình đến phức tạp đều được can thiệp một cách hiệu quả.
4.2. Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì niềng răng bằng mắc cài pha lê cũng có những hạn chế nhất định như:
• Chất liệu pha lê rất dễ bị vỡ: So với mắc cài kim loại truyền thống thì niềng răng bằng mắc cài pha lê thường không được chắc chắn do chất liệu pha lê không thể cứng, chắc bằng mắc cài kim loại. Nếu bạn lo lắng răng mắc cài sẽ rất dễ bị vỡ, bạn nên hạn chế sự va đập ở bên ngoài cũng như nên hạn chế sử dụng đồ ăn dai và cứng.
• Mắc cài dễ bị nhiễm màu: Mắc cài pha lê dạng thun buộc cố định ở trên răng thường có màu trắng trong. Do đó, trong quá trình niềng răng nếu như bạn không vệ sinh răng miệng một cách kỹ càng và cẩn thận, phân dây thun và mắc cài sẽ bị chuyển sang màu khác và gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn hàm.
5.Thời gian niềng răng mắc cài pha lê bao lâu?
Niềng răng mắc cài pha lê có lực kéo yếu hơn các phương pháp niềng khác một chút nên thời gian niềng có thể kéo dài hơn. Tuỳ thuộc vào phác đồ điều trị của bác sĩ, tình trạng răng miệng mà thời gian đeo niềng mắc cài pha lê có thể kéo dài từ 1 năm đến 3 năm.
Bên cạnh đó, cách chúng ta chăm sóc răng miệng trong khi niềng cũng ảnh hưởng đến thời gian đeo niềng. Như Parkway đã nêu ở trên, mắc cài pha lê dễ nứt vỡ hơn mắc cài sứ và mắc cài kim loại nên trong quá trình chúng ta ăn nhai, sinh hoạt hàng ngày thì mắc cài pha lê có thể bị tổn hại.
Sau đó, người niềng sẽ phải đến nha khoa để gắn mắc cài mới, điều này gây tốn thời gian, công sức cho người niềng và ảnh hưởng đến quy trình niềng răng khiến thời gian niềng kéo dài hơn.
6.Quy trình niềng răng mắc cài pha lê
Tương tự các phương pháp niềng răng mắc cài khác, niềng răng mắc cài pha lê cũng cần trải qua 6 bước thực hiện dưới đây:
• Bước 1: Bác sĩ chỉnh nha kiểm tra răng miệng, lấy dấu răng, chụp xương hàm, xương sọ để lấy dữ liệu và phân tích, bước đầu đưa ra hướng điều trị phù hợp.
• Bước 2: Nha sĩ khám kỹ hơn, giải thích để bệnh nhân hiểu về tình trạng răng và tư vấn giúp bệnh nhân lựa chọn phương pháp niềng thích hợp. Bệnh nhân sẽ nắm được thông tin cần thiết và cảm thấy yên tâm hơn khi niềng răng.
• Bước 3: Bác sĩ nha khoa xây dựng phác đồ chỉnh nha
• Bước 4: Cạo vôi răng, làm sạch răng miệng sau đó gắn mắc cài pha lê, đi dây cung. Bệnh nhân chính thức đeo khí cụ niềng.
• Bước 5: Bệnh nhân đeo niềng và thực hiện tái khám theo chỉ định của nha sĩ. Thời gian tái khám thường là từ 3-6 tuần một lần.
• Bước 6: Khi các răng đã về đúng vị trí thì bác sĩ sẽ tháo mắc cài, dặn dò bệnh nhân đeo hàm duy trì và kết thúc quy trình niềng răng.
7.Lưu ý khi niềng răng mắc cài pha lê
Nếu sử dụng giải pháp chỉnh nha mắc cài pha lê, bạn sẽ phải cẩn thận trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày như:
• Nhai nhẹ nhàng, không ăn thực phẩm quá cứng hoặc quá dai nếu không muốn làm rơi mắc cài.
• Vệ sinh kỹ mắc cài để giảm thiểu tình trạng bị ố vàng.
• Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm, nếu chải quá mạnh có thể khiến mắc cài pha lê bị vỡ.
• Tránh va đập mạnh trong khi chơi thể thao.