Phẫu thuật hở hàm ếch

HỞ HÀM ẾCH LÀ GÌ ? CÓ CÁCH NÀO ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC HỞ HÀM ẾCH KHÔNG ?

Hở hàm ếch là gì?

Sứt môi hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh có tỷ lệ mắc phải tại Việt Nam là 1/700 do nguyên nhân trong quá trình mang thai và di truyền trong gia đình. Dị tật này có 3 dạng: nứt môi mà không hở hàm ếch, hở hàm ếch nhưng không nứt môi, nứt môi hở hàm ếch.
Môi hình thành giữa tuần thứ tư và thứ bảy của thai kỳ. Khi em bé phát triển trong quá trình mang thai, mô cơ thể và các tế bào đặc biệt từ mỗi bên của đầu phát triển về phía trung tâm của khuôn mặt và liên kết với nhau để tạo nên khuôn mặt. Sự kết hợp mô này tạo thành các đặc điểm trên khuôn mặt, như môi và miệng.
Sứt môi xảy ra nếu các mô tạo nên môi không kết hợp hoàn toàn trước khi sinh. Điều này dẫn đến một lỗ ở môi trên. Lỗ trong môi có thể là một khe nhỏ hoặc có thể là một lỗ lớn đi qua môi vào mũi. Sứt môi có thể ở một hoặc cả hai bên môi. Sứt ở giữa môi rất hiếm khi xảy ra. Trẻ bị sứt môi cũng có thể bị hở hàm ếch. Sứt môi hở hàm ếch cũng có thể đi kèm một số hội chứng di truyền khác.
Vòm miệng được hình thành từ tuần thứ sáu đến thứ chín của thai kỳ. Hở hàm ếch xảy ra nếu các mô tạo nên vòm miệng không liên kết hoàn toàn với nhau trong thời kỳ mang thai. Đối với một số trẻ sơ sinh, cả hai phần trước và sau của vòm miệng đều mở. Đối với những trẻ sơ sinh khác, chỉ một phần vòm miệng bị hở.
Dị tật này bao gồm các dạng: Hở hàm ếch trong, hở hàm ếch một bên hay hai bên và hở hàm ếch toàn bộ.

sut

Nguyên nhân gây ra dị tật hở hàm ếch

Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được chứng minh nhưng theo các nhà nghiên cứu, yếu tố môi trường và di truyền là hai tác nhân chính gây nên dị tật hở hàm ếch, cụ thể như sau:

Yếu tố di truyền: Hở hàm ếch di truyền ở trẻ có thể là do bố mẹ hoặc người cận huyết thống cũng bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch. Trong một số trường hợp khác, yếu tố di truyền kết hợp với các tác động ngoại cảnh mới góp phần gây ra dị tật này.
• Yếu tố môi trường: Sống trong môi trường độc hại, tiếp xúc với hóa chất, tia phóng xạ.
Mẹ bị nhiễm virus: Rubella, cảm cúm,… trong 3 tháng đầu mang thai.
Mẹ sử dụng vitamin A quá liều: Có thể khiến thai nhi mắc dị tật hở hàm ếch, thậm chí nguy cơ cao gây quái thai.
Chất kích thích: Mẹ bị nghiện sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
Bố và mẹ mắc bệnh: Bố mẹ mắc các bệnh như lậu, giang mai nhưng không điều trị triệt để.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh hở hàm ếch

Để chẩn đoán bệnh hở hàm ếch, các biện pháp chẩn đoán sau đây có thể được thực hiện:
Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ sẽ trực tiếp kiểm tra miệng và hàm mặt của bé để xác định sự tồn tại và mức độ của hở hàm ếch. Bác sĩ sẽ xem xét hình dạng và cấu trúc của môi, võng mạc và hàm mặt để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Siêu âm: Siêu âm có thể được sử dụng để đánh giá hàm mặt của thai nhi trong giai đoạn mang thai. Nó có thể giúp xác định hiện diện của hở hàm ếch và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Xét nghiệm gen: Trong một số trường hợp, xét nghiệm gen có thể được thực hiện để xác định các tác nhân di truyền được liên kết với hở hàm ếch. Điều này có thể giúp xác định nguyên nhân cụ thể của bệnh và tư vấn về chăm sóc và điều trị phù hợp.
Các hình ảnh y học: Các bức ảnh X-quang, CT scan hoặc hình ảnh MRI có thể được sử dụng để hình dung chi tiết về hàm mặt và cung cấp thông tin bổ sung về cấu trúc và vị trí của hở hàm ếch.
Nếu bé của bạn được chẩn đoán mắc bệnh hở hàm ếch, quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ về tình trạng và tư vấn về quy trình điều trị và chăm sóc phù hợp.

R 2

Phẫu thuật hở hàm ếch

Một số bé bị sứt môi, hở hàm ếch sẽ nhận thấy mình có vẻ ngoài khác với bạn bè và lo lắng về điều đó. Cha mẹ cần tham gia và gặp gỡ hội các gia đình có con bị hở hàm ếch để bé không quá lo sợ về tình trạng của mình. Đồng thời, cha mẹ nên cho bé đi phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch sớm để khôi phục ngoại hình và sự tự tin cho bé. Sau một vài cuộc phẫu thuật, nụ cười sẽ trở lại trên môi các bé, việc còn lại của cha mẹ là làm mờ sẹo sau phẫu thuật.
Phẫu thuật có thể cải thiện diện mạo và vẻ ngoài của khuôn mặt trẻ em và cũng có thể cải thiện khả năng thở, thính giác cũng như phát triển giọng nói và ngôn ngữ.
Trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch kèm theo khe hở xương hàm có thể cần các loại điều trị và dịch vụ khác, chẳng hạn như chăm sóc nha khoa hoặc chỉnh hình răng đặc biệt hoặc trị liệu ngôn ngữ.

R 1

Thời điểm cần đưa trẻ đi phẫu thuật hở hàm ếch

Phẫu thuật sửa sứt môi được khuyến cáo nên làm trong vòng 12 tháng đầu đời. Phẫu thuật hở hàm ếch được khuyến nghị trong vòng 18 tháng đầu đời hoặc sớm hơn nếu có thể. Nhiều trẻ em sẽ cần các thủ tục phẫu thuật bổ sung khi chúng lớn hơn.
Sau đây là các mốc thời gian thích hợp để đưa trẻ đi phẫu thuật sứt môi.
• Trẻ từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi: Phẫu thuật sứt môi (khe hở môi)
• Trẻ từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi: Phẫu thuật hở hàm ếch (khe hở vòm)
• Trẻ từ 4 – 6 tuổi: Phẫu thuật đóng dò vòm
• Trẻ từ 13-17 tuổi: Phẫu thuật ghép xương khe hở xương ô răng
• Từ 18 – 20 tuổi: Phẫu thuật di chuyển xương hàm (nếu được chỉ định)