Tình trạng tiểu buốt ra máu ở nữ, nguyên nhân và cách điều trị

Pasted 121

Các bạn nữ có bao giờ bị tiểu buốt và tiểu ra máu khiến tâm lý hoang mang lo sợ? Thật ra bạn quan tâm đến vấn đề này là một điều không hề thừa bởi tình trạng tiểu buốt ra máu ở nữ được cho là không đơn giản. Nó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một căn bệnh hoặc vấn đề nào đó rất nguy hiểm cho chị em phụ nữ và cần phải kiểm tra, điều trị sớm để tránh những hậu quả khôn lường.

TRIỆU CHỨNG ĐI TIỂU BUỐT RA MÁU Ở PHỤ NỮ

Khi các chị em đi tiểu bị cảm giác đau buốt, rát, khó tiểu và nước tiểu có lẫn máu thì có nhiều trường hợp xảy ra. Nhưng dù sao đi nữa nó cũng là biểu hiện bất thường cần được khám để chẩn đoán nguyên nhân. Đôi khi bạn đang có một bệnh lý phụ khoa, tiết niệu hoặc vấn đề sinh sản nào đó mà nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân máu trong nước tiểu
Đi tiểu ra máu gây nguy hiểm.

Tiểu buốt, tiểu ra máu đôi khi kèm theo các triệu chứng khác như nước tiểu có mủ, người mệt mỏi, sốt, giảm ham muốn tình dục, ngứa rát âm đạo,… Và với mỗi biểu hiện khác nhau như vậy thì có thể chẩn đoán ban đầu về nguyên nhân gây nên chúng.

NGUYÊN NHÂN CHỊ EM ĐI TIỂU BUỐT VÀ RA MÁU

Những bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu là chiếm đa số trong những trường hợp đi tiểu buốt và ra máu ở phụ nữ. Ngoài ra còn có bệnh liên quan đến sức khỏe phụ khoa hoặc bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục. Các chuyên gia sẽ phân tích cụ thể ngay sau đây.

Bài viết:  Huyết Trắng Màu Xanh Vón Cục Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?

Viêm đường tiết niệu do bệnh lậu

Như nhiều người đã biết thì bệnh lậu diễn biến qua 2 giai đoạn: cấp tính và mạn tính. Thông thường đến giai đoạn mạn tính thì người bệnh mới có triệu chứng rõ rệt và họ sẽ không phát hiện được bệnh sớm nếu không đi thăm khám sức khỏe định kỳ.

Khi bệnh đã mạn tính, vi khuẩn lậu xâm nhập vào lỗ niệu đạo và các cơ quan trọng hệ bài tiết gây viêm nhiễm. Triệu chứng của viêm đường tiết niệu do lậu:

+ Tiểu lắt nhắt, luôn có cảm giác muốn đi tiểu

+ Tiểu buốt, đau rát, có mủ chảy ra từ lỗ niệu đạo

+ Người mệt mỏi, cơ mỏi, buồn nôn, nóng sốt

+ Huyết trắng ra nhiều, màu thay đổi thành vàng hoặc xanh

Viêm đường tiết niệu không do lậu

Bệnh viêm đường tiết niệu không chỉ liên quan đến khuẩn lậu mà nó có thể do một số vi khuẩn khác gây ra. Thông thường chị em nếu có thói quen lau chùi, rửa bộ phận sinh dục từ hướng hậu môn lên, thì dễ bị viêm nhiễm này.

Ngoài ra bệnh cũng có thể do quan hệ tình dục với người bệnh, không đảm bảo vệ sinh vùng kín, mặc chung quần áo, đồ dùng cá nhân của người bệnh. Các triệu chứng nhận biết là:

+ Người sốt cao, cơ mỏi

+ Đau bụng dưới, nôn mửa

+ Tiểu khó, nước tiểu có lẫn máu có mùi hôi

+ Đi tiểu buốt ra máu, tiểu không thành dòng

Bài viết:  Bệnh lậu: nguyên nhân và cách phòng ngừa
Đi tiểu ra máu ở phụ nữ nguy hiểm không?
Đi tiểu ra máu ở phụ nữ nguy hiểm không?

Sỏi đường tiết niệu

Các nguyên tố canxi và muối đọng ở bàng quang hoặc thận tích lũy lâu ngày sẽ gây ra sỏi đường tiết niệu. Cụ thể hơn đó là sỏi bàng quang hoặc sỏi thận. Bệnh thường xảy ra với những người có thói quen ăn uống không hợp lý: ăn quá mặn, uống ít nước, nhịn tiểu, uống canxi vào ban đêm,…

Những triệu chứng thường thấy:

+ Chị em di tieu buot ra mau và đau ở niệu đạo, âm đạo

+ Vùng thắt lưng đau mỏi, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi

+ Buồn nôn, đi tiểu nhiều lần hoặc bí tiểu, tiểu lắt nhắt

Lạc nội mạc tử cung

Không chỉ liên quan đến đường tiết niệu hay bệnh về bàng quan, thận, mà triệu chứng đi tiểu buốt ra máu ở chị em phụ nữ còn có thể là lời cảnh báo về căn bệnh viêm lạc nội mạc tử cung. Nếu không phải ngày đèn đỏ mà chị em đi tiểu vẫn thấy có máu thì hãy nghĩ đến nguy cơ này.

Triệu chứng lạc nội mạc tử cung:

+ Đau vùng chậu

+ Đau khi quan hệ tình dục

+ Đau khi đi tiểu, tiểu ra máu

+ Rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi

ĐIỀU TRỊ TIỂU BUỐT RA MÁU Ở PHỤ NỮ

Tiểu buốt ra máu thường đi kèm với các triệu chứng khác, điển hình là đau bụng dưới. Tùy vào kết quả chẩn đoán bệnh mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Cụ thể:

Điều trị bằng thuốc:

Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định trong những trường hợp viêm nhiễm nhẹ, kết hợp ăn uống khoa học. Đôi khi thuốc được dùng với biện pháp ngoại khoa chuyên sâu.

Bài viết:  6 dấu hiệu nhiễm bệnh HIV cần phải biết
Các nguyên nhân tiểu ra máu
Điều trị tiểu ra máu.

Điều trị ngoại  khoa:

Nếu tình trạng bệnh nặng thì phải can thiệp ngoại khoa bằng các phương pháp phẫu thuật phù hợp. Lời khuyên của các bác sĩ Phòng khám đa khoa Bảo Ngọc là chị em chỉ cần thực hiện theo chỉ định chuyên khoa và yên tâm với hiệu quả điều trị.

Xạ trị, hóa trị, lọc thận:

Đối với một số trường hợp bệnh đã biến chứng thành ung thư thì bắt buộc phải  áp dụng những biện pháp xạ trị, hóa trị hoặc lọc thận. Ngoài ra nếu là bệnh viêm do lậu thì còn phải điều trị người bạn tình của chị em.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà:

Gặp phải tình trạng đi tiểu buốt ra máu hồng ở nữ giới thì ngoài việc điều trị tại phòng khám, chị em còn phải kết hợp một số biện pháp tại nhà. Cụ thể như:

– Không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị

– Uống nhiều nước để lợi tiểu, đào thải mầm bệnh

– Đảm bảo vệ sinh vùng kín, không lau chùi từ dưới lên

– Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin C, không ăn nhiều muối

– Báo ngay cho bác sĩ nếu có triệu chứng dị ứng, khó chịu do thuốc

– Không nhịn tiểu, rặn tiểu, nếu muốn đi tiểu phải đi ngay

Đi Tiểu Ra Máu Ở Phụ Nữ Là Bệnh Gì Và Cách Chữa

Những kiến thức cần biết về tình trạng đi tiểu buốt ra máu ở chị em phụ nữ đã được chia sẻ. Hi vọng mọi người nắm bắt và áp dụng cho bản thân để sớm cải thiện được tình hình. Hãy đi khám ngay nếu có những triệu chứng bất thường nhé.